Ăn hạt mít có tác dụng gì? Tại sao ăn hạt mít lại xì hơi?

Tác dụng của hạt mít là gì?

Thành phần dinh dưỡng của hạt mít chứa 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng… có thể phơi khô làm lương thực dữ trữ. Tuy hàm lượng protein và lipid trong hạt mít khô không cao bằng gạo, nhưng hơn hẳn các lương thực khô thường ngày của người dân như khoai, sắn khô

Hạt mít cung cấp nhiều năng lượng, là do có nồng độ 2 loại vitamin B ( riboflavin 8% RDI và thiamine 7% RDI) cao giúp cho cơ thể có nhiều năng lượng để thực hiện các chức năng sống quan trọng.
1. Giúp xương chắc khỏe
2. Tốt cho mắt và ngăn gãy rụng
3. Protein không chứa cholesterol tốt cho cơ bắp
4. Ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ da tươi tắn
5. Chống ung thư
6. Ngăn chặn nhiễm khuẩn, giảm stress
7. Cải thiện sức khỏe tình dục
8. Giảm nếp nhăn
9.  Giảm cân

Tại sao ăn hạt mít lại xì hơi?

Những thực phẩm như hạt mít, khoai lang, đậu hay trứng khi ăn vào cơ thể thông qua quá trình tiêu hóa thường sản sinh ra khí hydro và metan. Những khí này tích tụ nhiều sẽ gây chướng bụng, vì thế xì hơi là cách để tống khứ lượng khí thừa này ra khỏi cơ thể.

Đường phèn là gì? Những ai nên hạn chế sử dụng đường phèn?

Đường phèn là gì?

Đường phèn (rock sugar), có tên khoa học là Saccharose và công thức hóa học là C12H22O11. Được làm từ nước mía, củ cải đường và một số nguyên liệu khác như: lúa miến ngọt, đường thốt nốt.

Đường phèn

Thường được sử dụng trong nấu ăn, pha chế đồ uống bởi vị ngọt thanh, đường phèn có độ tinh khiết cao khi nấu không để lại cặn như các loại đường mía, đường thốt nốt…

Có 2 loại đường phèn là: đường phèn trắng và đường phèn vàng. Giá của 2 loại này cũng gần tương đương nhau và bạn có thể dễ dàng mua ở siêu thị, cửa hàng tạp hoá,..

Những người nên hạn chế sử dụng đường phèn:

  • Người bị bệnh tiểu đường
  • Những người mắc các bệnh về tim mạch như huyết áp cao, người bị tổn thương gan, thận
  • Những người mắc chứng béo phì, rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ,…